4 ĐIỀU PHẢI CÓ TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT VĂN PHÒNG CAO CẤP
4 ĐIỀU PHẢI CÓ TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT VĂN PHÒNG CAO CẤP
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về thiết kế nội thất văn phòng cũng có nhiều thay đổi. Khác với trước đây khi giá trị của văn phòng luôn được đánh giá thông qua hiệu năng làm việc mà nó đem lại, ngày nay nhiều công ty, doanh nghiệp còn chú trọng đến giá trị thẩm mỹ và độ tiện nghi, hiện đại của văn phòng. Vì thế mà phong cách thiết kế nội thất văn phòng cao cấp đang dần trở nên phổ biến và ngày càng được sử dụng nhiều hơn.

1. Nguyên nhân của sự thay đổi trong nhu cầu về thiết kế nội thất văn phòng cao cấp
Sự chuyển dịch xu hướng này một phần nằm ở nhu cầu sinh sống của con người đã tăng nhiều hơn trước, dẫn đến sự thay đổi trong định nghĩa về khái niệm “văn phòng”. Không chỉ là nơi đến để làm việc một ngày 8 tiếng rồi về, đây còn là nơi mà phần lớn thời gian sinh hoạt của một người người diễn ra. Chính vì thế văn phòng cũng phải được chú trọng đến chất lượng nội thất và hình thức nhằm đem lại cho nhân viên cảm giác thoải mái cũng như nâng cao hứng thú làm việc.

Một yếu tố khác đó là sự phát sinh của nhiều ngành nghề chú trọng vào sự cao cấp và sang trọng, có thể kể đến như các sàn giao dịch, resort, khách sạn, showroom,… Đối với các loại hình kinh doanh này, nội thất văn phòng càng hiện đại, bắt mắt thì càng dễ gây được ấn tượng tốt với khách hàng. Từ đó mà phong cách thiết kế nội thất văn phòng cao cấp cất cánh và trở thành lối thiết kế văn phòng tiêu chuẩn được nhiều công ty hướng đến.
2. Những yếu tố tạo nên thiết kế nội thất văn phòng cao cấp
Phong cách bày trí

Phong cách bày trí của văn phòng cao cấp cần phải đảm bảo yếu tố hiện đại và khoa học nhằm tối ưu công năng làm việc cũng như đảm bảo hình thức đẹp đẽ, bắt mắt. Bên cạnh các văn phòng sử dụng lối trang trí sang trọng, hoành tráng với các chi tiết nội thất đắt tiền như trần hoa cương hay đèn chùm lộng lẫy, nhiều văn phòng vẫn toát lên sự cao cấp với phong cách thiết kế tối giản.

Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa tối giản và đơn điệu, song đây lại là hai khái niệm hoàn toàn trái ngược nhau. Tối giản là phong cách nội thất sử dụng các vật liệu có bề ngoài đơn giản, thường là đơn sắc nhưng được thiết kế tinh tế và tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ. Nét cao cấp của lối thiết kế này thể hiện thông qua sự đồng bộ giữa nội thất và không gian làm nên một văn phòng đồng nhất, hài hòa.
Dù được bày trí theo phong cách phô trương hay tối giản, văn phòng cao cấp vẫn phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu làm việc của người sử dụng đồng thời đem lại sự thích thú, cảm giác tích cực để đạt hiệu quả làm việc cao.
Vật liệu và nội thất sử dụng
Dễ dàng thấy được thiết kế nội thất văn phòng cao cấp cần được trang bị các trang thiết bị hiện đại tương xứng với nhu cầu làm việc. Với công việc có tính chất ngồi cố định trong thời gian dài, ghế ngồi của nhân viên phải là loại ghế có nệm dày và điều chỉnh được độ cao để đem lại sự thoải mái tối đa. Thay cho kính truyền thống, hãy sử dụng loại kính chịu lực laminate để đảm bảo an toàn cho nhân viên. Trong những cuộc họp ban lãnh đạo cấp cao, phòng họp cần phải toát lên được tính chất trang trọng thông qua dãy bàn gỗ tự nhiên quý phái.

Chung quy lại, để thiết kế nội thất văn phòng cao cấp cần đảm bảo công năng như của văn phòng cơ bản, nhưng phải nâng cao được trải nghiệm của người dùng.
Thoải mái và tiện nghi
Khi làm trong một môi trường văn phòng cao cấp, người dùng cần trải nghiệm được những phút giây làm việc tưởng chừng như đang thư giãn. Với những trang thiết bị tân tiến được thiết kế hợp lý với bố cục văn phòng, sự ngột ngạt và bất tiện sẽ không còn là nỗi lo của nhân viên mỗi khi bước chân đến công sở.
Sự lên ngôi của phòng pantry (phòng nghỉ ngơi, ăn uống) trong ngôn ngữ thiết kế nội thất hiện đại cũng là cơ hội để nhiều doanh nghiệp thể hiện sự cao cấp của mình. Những phòng pantry với diện tích ngang ngửa phòng họp, hay sở hữu những bộ ghế bành êm ái nhất hoặc là được trang bị quầy bar, lò vi sóng tối tân, tất cả nhằm nâng cao trải nghiệm của nhân viên, xóa mờ khoảng cách giữa văn phòng và nhà ở và biến nó trở thành ngôi nhà thứ hai.

Thoải mái và tiện nghi
Khi làm trong một môi trường văn phòng cao cấp, người dùng cần trải nghiệm được những phút giây làm việc tưởng chừng như đang thư giãn. Với những trang thiết bị tân tiến được thiết kế hợp lý với bố cục văn phòng, sự ngột ngạt và bất tiện sẽ không còn là nỗi lo của nhân viên mỗi khi bước chân đến công sở.
Sự lên ngôi của phòng pantry (phòng nghỉ ngơi, ăn uống) trong ngôn ngữ thiết kế nội thất hiện đại cũng là cơ hội để nhiều doanh nghiệp thể hiện sự cao cấp của mình. Những phòng pantry với diện tích ngang ngửa phòng họp, hay sở hữu những bộ ghế bành êm ái nhất hoặc là được trang bị quầy bar, lò vi sóng tối tân, tất cả nhằm nâng cao trải nghiệm của nhân viên, xóa mờ khoảng cách giữa văn phòng và nhà ở và biến nó trở thành ngôi nhà thứ hai.
