Chất lượng bền vững theo thời gian , giá trị cùng năm tháng

SỰ LỰA CHỌN TỐI ƯU CỦA BẠN

Thông Tin Liên Hệ

5 lưu ý khi thiết kế tủ bếp chữ U

Thiết kế tủ bếp chữ U mang lại nhiều lợi ích cho căn bếp nhà bạn. Tuy nhiên, khi bố trí tủ bếp chữ U các gia đình cần ghi nhớ 5 lưu ý quan trọng được Trân Kỳ tổng hợp trong bài viết dưới đây. Đừng bỏ qua nhé!

1. Tủ bếp chữ U là gì?

Trước hết, chúng ta cần biết tủ bếp chữ U là gì. Hiểu một cách đơn giản nhất, tủ bếp chữ U là kiểu tủ bếp có 3 mặt tiếp xúc tương ứng với 3 cạnh được nối với nhau tạo thành hình chữ U. Thiết kế tủ bếp chữ U tạo nên một “tam giác làm việc” hoàn hảo bao gồm khu lưu trữ – khu nấu – khu rửa và chế biến, giúp tối ưu hiệu quả sử dụng cho gian bếp.

Đối với những gian bếp nhỏ, vuông vắn, 1 cạnh của tủ bếp chữ U thường được thiết kế thành quầy bar hoặc bàn ăn. Còn đối với những phòng bếp lớn, hệ tủ bếp chữ U có thể tích hợp bàn đảo hoặc bàn ăn trung tâm.

2. Ưu điểm khi thiết kế tủ bếp chữ U

Tối ưu hóa hoạt động trong nhà bếp

Đặc trưng thiết kế của tủ bếp chữ U giúp tối ưu khu vực nấu nướng, từ việc chế biến cho đến lưu trữ đầy đủ tất cả thiết bị, đảm bảo hoạt động nấu nướng diễn ra suôn sẻ khi mọi thứ bạn cần đều nằm trong tầm với, đồng thời giảm thiểu những rắc rối phát sinh trong quá trình làm bếp.

Ngoài ra, thiết kế tủ bếp chữ U có bàn đảo hay quầy bar cũng tạo thêm không gian ăn uống mới mẻ, thú vị cho các thành viên trong gia đình.

Cung cấp không gian lưu trữ rộng rãi

Thiết kế nhiều hệ tủ, khoang chứa đồ của tủ bếp chữ U sẽ tận dụng tối đa diện tích để tăng thêm các không gian lưu trữ cho nhà bếp. Bạn có thể dễ dàng sắp xếp thiết bị, đồ dùng nhà bếp hay các loại gia vị theo ý thích. Mọi đồ dùng được quy hoạch sẵn theo một trật tự rõ ràng giúp gian bếp của gia đình bạn luôn gọn gàng, ngăn nắp.

Dễ dàng di chuyển 

Thiết kế hình chữ U với hai cạnh song song giúp bạn thoải mái di chuyển đến mỗi khu vực chức năng. Đối với các gia đình đông thành viên, kiểu tủ bếp này còn tạo không gian cho các thành viên cùng hoạt động một lúc, hỗ trợ nhau trong quá trình nấu nướng.

3. Nhược điểm khi thiết kế tủ bếp chữ U

Mặc dù có nhiều ưu thế, nhưng thiết kế bếp chữ U thường tốn nhiều chi phí lắp đặt hơn so với những kiểu tủ bếp khác. Ngoài ra, khi đã lựa chọn tủ bếp chữ U thì bạn sẽ ít cơ hội thay đổi nhiều mẫu mã khác để làm mới căn bếp của mình. Bởi vậy, kiểu tủ bếp này thường chỉ phù hợp với những gia chủ thích sự ổn định, ít thay đổi trong quá trình sử dụng.

4. Lưu ý khi thiết kế tủ bếp chữ U

Xác định phong cách thiết kế

Khi chọn tủ bếp chữ U cần đồng bộ, phù hợp với phong cách thiết kế bếp. Nếu như bếp nhà bạn được thiết kế theo phong cách cổ điển, tân cổ điển, bạn nên lựa chọn tủ bếp kiểu chữ U với những đường nét sang trọng, sắc sảo. Ngược lại, phòng bếp thiết kế theo phong cách tối giản nên lựa chọn mẫu tủ bếp hiện đại, tập trung vào công năng.

Lựa chọn màu sắc

Một gian bếp nhỏ sẽ được hưởng lợi từ màu trắng hoặc màu kem của tủ chính, với mặt bàn đá tự nhiên hay nhân tạo. Các mảng màu nhỏ, sắc nét có thể được kết hợp thông qua các phụ kiện tủ bếp và thiết bị, hay những vật dụng trang trí trong gian căn bếp.

Với nhà bếp có diện tích lớn, bạn sẽ ít bị hạn chế trong việc lựa chọn màu sắc của tủ bếp. Bạn có thể lựa chọn tủ bếp có màu sáng hay màu đậm, kết hợp cùng bàn đá bếp tối màu bằng đá granite, thạch anh hoặc gỗ óc chó để tạo ấn tượng thị giác.

Kích thước tủ bếp

Đối với tủ bếp chữ U không có đảo bếp, bếp phải có khoảng trống trung tâm tối thiểu là 1,53m, có thể mở rộng đến khoảng 1,8 – 2,4m để đảm bảo không gian di chuyển trong bếp một cách hợp lý nhất cho nhiều người. Diện tích ước chừng của tủ bếp nên vào khoảng 10m2. Chiều rộng dao động từ 2,7 – 3,7m với độ sâu thay đổi khi cần thiết.

Đối với tủ bếp chữ U có đảo bếp, phải đảm bảo lối đi tối thiểu là 1,07m, chiều rộng khuyến nghị trong khoảng 1,2 – 1,8m. Diện tích tủ bếp khoảng 14,4m2 với chiều rộng đáy chữ U phổ biến dao động từ 4,6 – 5,5m, độ sâu và kích thước bàn đảo linh hoạt khi cần thiết.

Tính toán kỹ lưỡng khi bố trí các góc chức năng

Trước khi lựa chọn kiểu dáng thiết kế bếp chữ U thì bạn cần phải tính toán kỹ lưỡng và lên kế hoạch để bố trí các góc chức năng trong không gian bếp của mình. Đầu tiên, hãy ước chừng khoảng diện tích của gian bếp để đặt những góc chức năng phù hợp nhất với chiều dài từng cạnh tủ.

Đối với khu vực tam giác gồm chậu rửa, tủ lạnh và bếp cần phải được thiết kế cẩn thận, không vật nào chắn lối tiếp cận giữa 3 thiết bị nhà bếp này. Ngoài ra, chậu rửa nên được lắp đặt gần đường ống dẫn nước vào và nước xả ra. 

Thiết kế ánh sáng cho tủ bếp chữ U

Đa số các tủ bếp chữ U đều cần bố trí ánh sáng phù hợp. Nếu trong gian bếp có cửa sổ thì nên đặt chậu rửa ở vị trí này để giúp luồng ánh sáng tự nhiên và gió trời làm khô thoáng căn bếp.

Còn khi tủ bếp nằm sát 3 bức tường thì hệ thống đèn hợp lý là yếu tố cần thiết để đảm bảo các khu vực nấu nướng, các kệ bếp, phụ kiện bếp đầy đủ ánh sáng. Đối với trường hợp này, ta có thể trang bị hệ thống đèn led, đèn âm dưới tủ bếp để vừa tô điểm cho căn bếp, vừa đảm bảo mọi thao tác nấu nướng đều rõ ràng, trơn tru.

5. Gợi ý mẫu thiết kế tủ bếp chữ U đẹp mắt, ấn tượng

Hãy cùng Trân Kỳ tham khảo những mẫu thiết kế tủ bếp chữ U dưới đây để tích lũy ý tưởng thiết kế cho căn bếp của gia đình bạn nhé.

admin

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *