Chất lượng bền vững theo thời gian , giá trị cùng năm tháng

SỰ LỰA CHỌN TỐI ƯU CỦA BẠN

Thông Tin Liên Hệ

Những lỗi trong thiết kế phòng bếp tưởng nhỏ nhưng gây bất tiện lớn

Phòng bếp là một trong những không gian sinh hoạt chính trong nhà. Bởi vậy, bất kỳ lỗi nào trong thiết kế cũng dễ gây bất tiện và không thoải mái khi sử dụng. Để không cảm thấy phiền toái, các gia chủ hãy lưu ý tránh mắc các lỗi sau. Cùng Trân Kỳ tìm hiểu nhé!

Thiết kế bố cục bếp không phù hợp với không gian nhà ở

Bố cục bếp thiếu hợp lý, không hài hoà với không gian vừa gây ra nhiều bất tiện khi nấu nướng, vừa làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ chung của tổng thể ngôi nhà. Ví dụ, về diện tích, bếp dành cho gia đình 4 người nhưng quá rộng, trong khi đồ đạc không có nhiều khiến căn bếp trông trống trải, lạnh lẽo, đồng thời khiến thu hẹp các không gian công năng khác, bất cân bằng bố cục khu vực sinh hoạt. Ngược lại, bếp quá nhỏ sẽ gây khó khăn cho việc lưu trữ đồ đạc và nấu nướng. Vì vậy, khi thiết kế bố cục bếp, gia chủ cần chú ý đến diện tích và nhu cầu sử dụng thực tế để có được lựa chọn phù hợp, có thể cân nhắc các kiểu thiết kế chữ I, chữ L, bếp song song cho không gian nhỏ và thiết kế thêm bàn đảo nếu có diện tích lớn. 

Thiết kế không đúng nhu cầu thực sự của gia đình

Nhu cầu này có thể xuất phát từ thói quen, sở thích và đặc điểm nấu nướng của mỗi gia đình. Điển hình như căn bếp cho người thuận tay trái sẽ khác với căn bếp cho người thuận tay phải. Việc đặt máy móc, dụng cụ làm bếp theo hướng tay thuận sẽ giúp người dùng thuận tiện thao tác. Bạn có thể đặt riêng hoặc mua những sản phẩm có thiết kế dành cho người thuận tay trái. Chi tiết này tưởng chừng nhỏ nhưng nếu không để ý, khi sử dụng sẽ cảm thấy không thoải mái. 

Bên cạnh đó, nhu cầu nấu nướng cũng ảnh hưởng đến bố trí các khu vực chức năng trong bếp. Nếu gia chủ là người thích làm bánh, chắc chắn sẽ cần không gian để lò nướng, cần bàn bếp rộng để làm và trang trí, từ đó điều chỉnh thiết kế để phù hợp. Hoặc bạn là người yêu thích nấu nhiều loại đồ ăn như món Hoa, món Âu, món Việt thì khu vực lưu trữ được chú trọng để đáp ứng nhu cầu đựng nhiều loại gia vị, nguyên vật liệu.

Chiều cao tủ bếp không hợp lý

Một trong các tiêu chuẩn thiết kế tủ bếp phù hợp với người sử dụng chính là chiều cao của tủ. Một bộ tủ bếp quá cao hoặc quá thấp đều khiến người sử dụng cảm thấy bất tiện khi lấy đồ. Tủ bếp thấp, gia chủ sẽ phải cúi xuống thường xuyên, gây ảnh hưởng đến hệ xương khớp, nhất là cột sống. Tủ bếp cao, việc tìm món đồ cần thiết sẽ trở nên khó khăn hơn, thậm chí gây nguy hiểm nếu xảy ra tình trạng rơi vỡ đồ đạc. 

Để phù hợp với chiều cao trung bình của người Việt thì kích thước toàn bộ phần tủ bếp nên ở khoảng 2,2m đến 2,4m. Trong đó, kích thước phần tủ bếp dưới nên cao khoảng 800mm – 900mm, sâu tủ từ 550mm – 600mm. Tủ bếp trên có chiều cao từ 700mm – 900mm, độ sâu tủ trung bình từ 350mm – 370mm là hợp lý. Khoảng trống của tủ bếp trên và dưới thường để khoảng cách từ 600mm đến 800mm, có thể được ốp gạch hoặc ốp kính màu cường lực. 

Sắp xếp đồ dùng và các thiết bị sai vị trí

Một số lỗi bố trí đồ đạc các gia chủ thường mắc nhưng không nhận ra đó là lỗi, chẳng hạn như: đặt bếp nấu ngay cạnh bồn rửa bát, tủ lạnh và lò vi sóng. Điều này làm nước từ bồn rửa dễ văng bắn vào bếp hoặc các đồ thực phẩm nấu gần đó, với bếp từ có thể làm giảm tuổi thọ của bếp. Vì vậy, cần đặt bếp cách bồn rửa ít nhất là 60cm. Ngoài ra, nhiều gia chủ để giá bát đĩa khá xa bồn rửa, thậm chí ở trên cao, thiết kế này gây bất tiện khi bạn rửa bát đĩa xong nhưng không có chỗ để khô ráo. Khắc phục điều này, gia chủ nên đặt giá đựng bát đĩa rời gần bồn rửa, để quá trình từ nấu nướng đến vệ sinh, dọn dẹp và cất trữ tạo thành một chuỗi, giúp tối ưu thời gian và hiệu quả. 

Việc để đồ dùng và các thiết bị ở vị trí không hợp lý không chỉ làm các quá trình sinh hoạt trong bếp bị “đảo lộn” mà còn làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ chung của gian bếp. Để ý một chút là các gia chủ sẽ có căn bếp được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng.

Thiếu ánh sáng, thiếu thoáng gió

Chất lượng ánh sáng rất quan trọng. Ánh sáng quá mạnh sẽ gây chói mắt, nhức mỏi mắt, thậm chí gây cảm giác nóng bức. Ánh sáng yếu lại không tốt cho việc chuẩn bị nguyên liệu, chế biến món ăn. Bên cạnh ánh sáng thì thoáng gió cũng là yếu tố cần được chú ý. Vì là không gian sinh hoạt chung, nơi cả gia đình quây quần sau một ngày dài nên việc tập trung đông người trong gian bếp thiếu thoáng gió sẽ ảnh hưởng tới quá trình lưu thông không khí, gây cảm giác bí bách, ngột ngạt. Không những thế, đảm bảo thoáng gió sẽ giúp mùi nấu nướng nhanh chóng thoát ra ngoài, không ám mùi cho các khu vực trong nhà.

Căn bếp chỉ chiếm một phần diện tích trong ngôi nhà nhưng là khu vực công năng quan trọng. Đây là nơi gia đình quây quần ấm cúng, cùng nhau nấu ăn và thưởng thức những bữa cơm. Và cũng là nơi thể hiện tình yêu nấu nướng của nhiều gia chủ. Hy vọng sau khi đọc bài viết, các gia chủ đã nắm được những lỗi thiết kế phòng bếp thường gặp, từ đó có thêm kinh nghiệm hữu ích khi thiết kế không gian nấu nướng của gia đình. 

admin

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *