Chất lượng bền vững theo thời gian , giá trị cùng năm tháng

SỰ LỰA CHỌN TỐI ƯU CỦA BẠN

Thông Tin Liên Hệ

Thiết kế kích thước cổng nhà như thế nào cho đẹp?

Cổng hay cửa là một phần quan trọng của ngôi nhà, việc lựa chọn kích thước cổng phù hợp phong thủy sẽ mang lại tài lộc và sự thịnh vượng cho gia chủ. Khi làm cổng nhà, gia chủ không chỉ tính chiều rộng như thế nào đẹp mà còn phải xét xem những con số ấy có hợp phong thủy hay không. Trong bài viết hôm nay, Trân Kỳ sẽ gợi ý cho bạn thiết kế kích thước cổng nhà, cùng tìm hiểu nhé!

1. Tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của cổng nhà

Một cánh cổng được coi là phù hợp nếu đảm bảo cân bằng được các yếu tố như: Chiều rộng, chiều cao, bề dày cánh cổng. Để có một tỷ lệ chiều cao, chiều rộng chính xác người ta sẽ sử dụng thước Lỗ ban. Trong đó, chiều cao được xác định bằng phần dương (số lẻ) và chiều rộng được xác định bằng phần âm (số chẵn).

Ngoài ra, trong phong thủy, kích thước cổng nhà có mối quan hệ mật thiết với hướng nhà. Cụ thể, gia chủ cần chọn những hướng tốt trong Bát Trạch gồm: Diên Ý, Phục Vị, Sinh Khí, Thiên Y. Nhưng như thế là chưa đủ, nếu nằm trong vận sao xấu chiếu tới (20 năm) thì nên chọn kích thước cổng nhỏ lại. Có sao tốt chiếu tới thì nên để kích thước cổng cao rộng.

Do vậy, trước khi xây cổng nhà, cần chú ý đến những điều sau:

– Chọn kích thước cổng theo lỗ ban thì chiều rộng và chiều cao phải phù hợp với âm dương. Nếu không tuân thủ, căn nhà sẽ rơi vào thế “Cô âm bất sinh, độc dương bất trưởng”.

– Nhà hướng tốt thì có thể tăng chiều cao vượt chuẩn nhưng không được quá nhiều.

– Nhà hướng xấu thì thiết kế cổng nhỏ lại.

– Kết hợp các biện pháp hóa giải nhà hướng xấu.

– Cố gắng đặt cửa trong vị trí 1 sơn. Tâm điểm xác định là trung cung căn nhà.

2. Chiều rộng cổng bao nhiêu thì hợp lý?

  • Dựa vào diện tích mặt tiền

Mặt tiền được hiểu là toàn bộ không gian phía trước, nơi sẽ đặt cổng chính để bước vào căn nhà. Trường hợp, nhà có mặt tiền rộng thì cần bố trí cổng chính có chiều rộng tương xứng. Còn nếu mặt tiền căn nhà có phần hạn chế hoặc không có mặt tiền thì nên tiết chế lại chiều rộng của cổng để không gây mất cân xứng.

  • Dựa vào thước lỗ ban

Thước lỗ ban là một dụng cụ chuyên dùng trong ngành xây dựng với mục đích đo đạc thông số nhà cửa theo Dương trạch. Trên thước sẽ có khoảng cách địa lý và phân chia theo cung mệnh để xác định vị trí tốt xấu cho cổng nhà. Do đó, khi tính toán kích thước cổng thì không thể thiếu được thước lỗ ban.

Kích thước tối thiểu cho chiều rộng cổng nhà là 2m. Thông số này được áp dụng đối với những loại hình nhà ở thường gặp như nhà cấp 4, nhà mặt phố và một số biệt thự. Đây cũng là kích thước tiêu chuẩn để đảm bảo nhu cầu di chuyển qua lại ô tô. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu kích thước chiều cao của cổng.

3. Kích thước cổng nhà theo phong thuỷ

  • Chiều rộng đối với cổng nhà 1 cánh theo phong thuỷ

Với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp, để cân xứng đối với kiến trúc thì cổng nhà 1 cánh sẽ phù hơn cổng 2 cánh. Trong đó, cổng đi 1 cánh mở quay là loại cổng thường gặp. Kích thước thông thủy (kích thước lọt sáng) được xem là đẹp nhất về phong thủy là rộng 81cm x cao 212cm. Khoảng xê dịch chiểu rộng cho phép dao động từ 80.5cm đến 81.8cm. 

  • Chiều rộng đối với cổng nhà 2 cánh theo phong thuỷ

Cổng nhà 2 cánh là kiểu phổ biến hơn cả ở các kiến trúc nhà ở hiện nay. Có 2 loại cổng 2 cánh:

+ Đối với cổng thiết kế 2 cánh đều:

Chiều rộng của cổng 2 cánh đều thường dễ tính toán hơn và tạo ra sự cân bằng, hài hòa cho tổng thể. Theo đó chiều rộng của cổng tính theo thước Lỗ Ban cần phải đi kèm theo chiều cao phong thủy như sau:

– Rộng 126cm x cao 212cm

– Rộng 133cm x cao 212cm

– Rộng 153cm x cao 212cm

– Rộng 176cm x cao 212cm

– Rộng 126cm x cao 232cm

– Rộng 133cm x cao 232cm

– Rộng 153cm x cao 232cm

– Rộng 176cm x cao 232cm

+ Đối với cổng thiết kế 2 cánh lệch:

Cổng 2 cánh lệch là kiểu thiết kế 1 bên cánh to, 1 bên cánh nhỏ.

– Rộng 109cm x cao 212cm, khoảng xê dịch cho phép của chiều rộng là 105.5cm đến 109cm. Kích thước bề rộng chia 2 cánh tương ứng là cánh 69cm + 40cm.

– Rộng 126cm x cao 212cm, khoảng xê dịch cho phép của chiều rộng là 125cm đến 128.5cm. Kích thước bề rộng chia 2 cánh tương ứng là 81cm + 45cm.

  • Chiều rộng đối với cổng nhà 4 cánh theo phong thuỷ

Cũng giống như chiều rộng cổng nhà 2 cánh, cổng nhà 4 cánh cũng được phân chia thành cổng cân bằng hay cổng lệch rất rõ ràng.

+ Đối với cổng thiết kế 4 cánh đều:

Cổng 4 cánh đều là thiết kế tạo sự cân bằng, hài hòa thế nhưng sẽ chỉ thích hợp với những kiến trúc nhà lớn hay sân vườn rộng rãi với chiều rộng được quy định như sau:

– Rộng 236cm x cao 212cm

– Rộng 255cm x cao 232cm

– Rộng 262cm x cao 256cm

– Rộng 282cm x cao 282cm

+ Đối với cổng thiết kế 4 cánh lệch:

Kiểu thiết kế 4 cánh lệch bao giờ cũng được phân chia thành 2 chính, 2 phụ với những thông  số về chiểu rộng được quy định chặt chẽ theo chiều cao. Thêm vào đó sẽ không có sự phân chia dựa theo chất liệu gia công như kích thước cổng sắt 4 cánh hay kích thước cổng gỗ 4 cánh.

– Rộng 176cm x cao 212cm

– Rộng 176cm x cao 232cm

– Rộng 176cm x cao 256cm

– Rộng 211cm x cao 212cm

– Rộng 211cm x cao 232 cm

– Rộng 211cm x cao 256cm

4. Thiết kế cổng nhà như thế nào cho đẹp?

  • Kích thước cổng nhà phù hợp với kích thước cửa chính

Khi cổng nhà và cửa chính có sự kết hợp hài hoà thì không gian sẽ trở nên cân bằng hơn. Ngoài ra, việc thiết kế cổng nhà cũng nên tương xứng với cả kích thước cổng phụ nếu muốn mang đến nhiều may mắn và tài lộc hơn. Việc xác định kích cỡ hai cửa này cũng có thể căn cứ theo thước lỗ ban.

  • Vị trí đặt cổng tránh xung tứ sát từ bên ngoài

Một cổng nhà đẹp thì kích thước hay thẩm mỹ là chưa đủ, kèm theo đó là vị trí đặt cổng. Cổng vừa phải hợp phong thủy vừa phải thuận tiện cho việc di chuyển ra vào. Bởi lẽ cổng là khu vực mà mọi người chắc chắn phải dùng khi muốn đi ra bên ngoài.

Ví dụ, nếu đặt cổng ở góc khuất, đường vào hẹp, thiếu ánh sáng thì việc đi lại sẽ vô cùng khó khăn. Nhất là khi muốn điều khiển các phương tiện giao thông cỡ lớn như ô tô hay xe máy. Vị trí đẹp là vị trí mang về cả tài lộc, tiền tài, vượng khí. Tuyệt đối tránh để cổng nhà đối diện với “tứ sát” trong phong thủy gồm giao lộ, cây cổ thụ, cột điện, góc nhọn bờ rào. Trường hợp bất khả kháng, cần dùng những cách thức hoá giải để giảm tối đa ảnh hưởng của nó đến cuộc sống.

  • Thiết kế lối đi từ cổng vào rộng rãi

Lối đi từ cổng nhà vào nhà cũng là điều mà gia chủ phải để tâm tới thiết kế cổng. Có thể không được rộng rãi nhưng phải tạo được không gian thoải mái nhất và luôn giữ được vệ sinh sạch sẽ. 

Đối với những gia đình vốn đã có diện tích hạn chế thì không nên trồng các loại cây lớn hoặc cây dây leo. Thay vào đó, hãy để không gian thoáng đãng nhất có thể. Nếu cần khoảng không xanh thì một vài bụi cây nhỏ hay bụi cỏ sẽ rất phù hợp, vừa không ảnh hưởng đến phong thủy lại vừa có giá trị thẩm mỹ.

  • Chú ý đến kích thước và hướng cổng chính theo phong thủy

Trước khi chọn kích thước cổng thì cần xác định hướng cổng để phù hợp về phong thủy. Khi chọn hướng cổng, căn cứ hàng đầu là theo tuổi chủ nhà.

Gia chủ mệnh Kim không được xây cổng trổ ra hướng Nam. Gia chủ mệnh Mộc không được xây cổng trổ ra chính Tây và Tây Bắc. Gia chủ mệnh Thủy không được xây cổng trổ ra hướng Tây Nam và Đông Bắc. Gia chủ mệnh Hỏa không được xây cổng trổ ra hướng chính Bắc. Gia chủ mệnh Thổ không được xây cổng trổ ra hướng Tây Nam và Đông Bắc.

Tóm lại, thiết kế kích thước cổng nhà đẹp cần hài hòa với không gian phía trước căn nhà, diện tích mặt tiền vừa cần đáp ứng mọi tiêu chí phong thủy. Những điều này sẽ giúp gia chủ có được một cổng nhà hoàn hảo, giúp tiêu diệt, xua đuổi ma quỷ, giải trừ sát khí, thành công trong sự nghiệp, thăng quan tiến chức…

admin

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *